Mẹ tập cho bé ăn dặm dễ dàng nhất

Vào tháng thứ 6, cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với nhiều hoạt động và cần nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy ở giai đoạn này, các mẹ cần tập cho bé ăn dặm bằng tất cả sự kiên nhẫn để giúp bé bước vào thời điểm ăn dặm dễ dàng nhất.

Mẹ cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc


Trong những tháng đầu tiên, bé chỉ biết duy nhất một loại thức ăn là sữa mẹ. Để bé có thể tiếp nhận những loại thực phẩm khác nhau thì mẹ cần tập cho bé ăn dặm từ sự thay đổi nhỏ nhất. Mẹ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ dạng ngọt như bột sữa được pha loãng sau dần đặc dần. Những thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa non yếu của bé quen với dạng thức ăn "cứng".


Tập cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều


Đây là thời điểm cần sự kiên trì và chịu khó của các mẹ nhất dành cho bé yêu của mình. Vì việc để thay đổi thói quen ăn uống của bé là vô cùng khó khăn đối với hệ tiêu hóa của các bé còn rất yếu như vậy. Nhiều mẹ hẳn rất sốt ruột và mong muốn được nhìn thấy bé yêu của mình ăn uống ngon miệng, ăn được thật nhiều để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, bé cần được tập ăn dặm một cách khoa học và hợp lý, ăn từ ít đến nhiều để chiếc dạ dày bé nhỏ của bé có thể co giãn thích hợp, hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ hãy cho bé ăn dặm đúng cách bằng vài ba thìa thức ăn loãng, sau tăng dần độ đặc và số lượng thức ăn tăng lên theo thời gian.


Bé tập ăn dặm từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm



Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị khác nhau, mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Ngoài ra, để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:


  • Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…): nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Với nhóm thực phẩm này, các mẹ cần h nấu cháo ăn dặm cho bé sao cho bé có thể hấp thu một cách hiệu quả nhất. 
  • Nhóm chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Nhóm rau củ và trái cây: cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, khi cho bé ăn dặm mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Nhóm chất béo: ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não, nhóm chất béo còn đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè/dầu gấc/oliu) vào thức ăn của bé sau khi nấu chín, hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ… để bổ sung nhóm thực phẩm này giúp bữa ăn của bé thêm ngon hơn, hợp khẩu vị của bé hơn.

Related Posts:

0 Response to "Mẹ tập cho bé ăn dặm dễ dàng nhất"

Đăng nhận xét