Cách chữa bé bị nhiệt miệng tốt nhất tại nhà

Bé bị nhiệt miệng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé yêu. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, biếng ăn . . . khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng đến bệnh lý mà bé mắc phải. Dưới đây Bé Khỏe Mẹ Vui sẽ cùng các mẹ tìm hiểu cách chữa bé bị nhiệt miệng tốt và an toàn nhất!

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ em như:


  • Các chấn thương trong vùng miệng như: Cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.
  • Viêm loét, nhiệt miệng do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Trẻ bị nhiệt miệng do mẹ cho dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.
  • Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn thận quan sát và lưu ý nếu thấy bên cạnh vết loét miệng, bé nổi thêm các nốt phòng ở tay, chân hoặc mông kèm theo sốt thì lúc này sức khỏe bé đang có vấn đề rất lớn.  Rất có thể bé có nguy cơ mắc bệnh tay, chân, miệng hoặc thuỷ đậu. Lúc này, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Dấu hiệu khi bé bị nhiệt miệng

  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn.
  • Miệng chảy nhiều nước dãi.
  • Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm màu trắng hoặc ngà.
  • Đốm trắng to dần từ 8 – 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.
  • Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
  • Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch

Cách chữa khi trẻ bị nhiệt lưỡi

Đa phần các trường hợp trẻ bị nhiệt miệng thường không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên trẻ vẫn bị đau đớn và khó chịu, vì thế các mẹ nên giúp các bé khỏi bệnh càng sớm càng tốt.


Khi trẻ bị nhiệt lưỡi, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
  • Dùng thuốc tây: Mẹ có thể mua một số loại thuốc tây dạng bôi để bôi trực tiếp vào vết loét nhằm giảm sưng, kháng viêm và tránh lây lan vết loét ra xung quanh, đồng thời uống kèm các loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, đa phần các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em.
  • Dùng men vi sinh: Theo nghiên cứu của các bác sĩ thì men vi sinh là những lợi khuẩn rất tốt cho hệ miễn dịch non yếu của bé. Vì chính việc bé bị rối loạn hệ miễn dịch là một nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Bên cạnh đó thì men vi sinh cũng được khuyên nên dùng cho trẻ giúp trẻ có hệ tiêu hóa tốt và ổn định hơn.
  • Dùng mật ong: Các công thức chữa bệnh kết hợp với mật ong rất hiệu quả bởi mật ong được biết đến là một loại chất chống viêm, khử trùng rất tốt. Cho bé ngậm mật ong, súc miệng với mật ong pha nước ấm hay dùng mật ong chấm vào đầu vết lở để khử trùng…là các cách dùng mật ong để trị bệnh nhiệt lưỡi. Cần lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Một số cách dân gian chữa nhiệt miệng cho bé

Dùng bột sắn dây: Được biết đến với công dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt do có tính hàn. Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước cho bé uống để giải nhiệt hoặc quấy bột nấu cho trẻ ăn để giảm đau rát.



Uống các loại nước ép chứa nhiều Vitamin C: Mẹ có thể cho bé uống nước ép các loại trái cây như cam, chanh, quýt mỗi ngày để tăng sức đề kháng và giảm sưng nơi vết loét.

Dùng chè xanh: chè xanh được coi là một chất có tính sát khuẩn cao, giúp giảm viêm, sưng. Mẹ có thể cho bé ngậm và súc miệng với nước chè xanh trong khoảng 3-5 phút, ngày thực hiện 2 lần để vết loét nhanh khỏi.

Bên cạnh chè xanh thì các loại cây như rau ngót, diếp cá đều có tính sát khuẩn cao, thích hợp để điều trị bé bị nhiệt miệng. Mẹ có thể lấy lá rau ngót hoặc rau diếp cá, rửa sạch, xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước, sau đó dùng nước này bôi lên vết loét trên lưỡi và miệng của trẻ, sau 3 ngày thực hiện tình trạng nhiệt lưỡi miệng sẽ giảm dần.

Related Posts:

1 Response to "Cách chữa bé bị nhiệt miệng tốt nhất tại nhà"

  1. Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp–tơ (aphthous ulcer). Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều mụn nhỏ 1–2 mm, hơi đau, có ít nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10–15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

    Vết loét trong miệng thường xuyên bị ướt, huyết tương rỉ ra không đông khô, không tạo được màng che phủ cho nên lâu lành. Vì vậy, cách chữa hiệu quả nhất là: bôi thuốc tạo màng che phủ vết loét, tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da. Ngoài tác dụng tạo màng làm nhanh lành vết loét, thuốc còn có tác dụng dung giải phản ứng tự miễn-ngăn chặn tái phát nên khỏi nhiệt miệng dần dần, đợt tái phát sau nhẹ hơn đợt trước.

    Thực tế đã kiểm chứng: Chỉ sau 6–7 lần bôi thuốc là khởi lành vết loét, đặc biệt sau 1–2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót, trẻ em bú được ngay (do thuốc tạo màng ngăn phủ lên vết loét), lành vết loét sau 4-5 ngày bôi thuốc. . Kết hợp uống vitamin , điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động …và bôi thuốc khi bệnh tái phát, thấy biểu hiện nhiệt miệng nhẹ dần và thưa dần rồi khỏi sau 4–5 đợt chữa tái phát.

    Chú ý:
    - Các lần bị nhiệt miệng sau, không nên bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2–3 ngày sau, khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn, còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi.
    - Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều, chỉ bôi một lượng thuốc vừa đủ kín vết loét, nếu nước bọt ứa ra thì nhẹ nhàng nhổ nước bọt và thuốc dư ra, sau 30 phút mới ăn uống.
    - Không nên bôi thuốc thật nhiều vào rồi đi ngủ, vì khi ngủ không nuốt nước bọt màng tạo ra rất dày, dễ bong làm cho thuốc không có tác dụng. Do vậy nếu bôi thuốc vào buổi tối thì sau khi bôi được 2 giờ mới đi ngủ.

    Xem thêm: http://nhietmieng.com/ . Bệnh nhiệt miệng . Nhiệt miệng

    Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh

    Phản hồi xin được gửi về: ĐT 02283 926 483 – 01674 198 250 Email: thanh.do52@gmail.com

    Trả lờiXóa