Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ an toàn tại nhà

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến trẻ thường gặp, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi tỷ lệ mắc bệnh rất lớn. Viêm tai giữa ở trẻ em có nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu là thể cấp tính; do đó hầu hết các trường hợp là dễ chữa trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách thì bệnh có thể trở nên phức tạp; thậm chí có biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bé.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

  • Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa thường biểu hiện bằng các triệu chứng sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật… 

  • Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. 
  • Trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hoá: Đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt. 
  • Tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân hay tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
  • Nếu không phát hiện bệnh cho trẻ ở giai đoạn đầu, 2-3 ngày sau bệnh sẽ chuyển sang vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai. Lúc đó ta có thể thấy trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được, hết rối loạn tiêu hoá, đi ngoài trở lại bình thường, không kêu đau tai nữa. Tưởng chừng như bệnh đã lui, nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: Chảy mủ tai.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa đúng cách ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm vì vậy mà tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh cho trẻ, hãy tới bệnh viện để được cân nhắc dùng thuốc trị viêm tai giữa hợp lý nhất. Ở mỗi mức độ khác nhau bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ điều trị riêng. Một số loại thuốc điều trị theo các trường hợp khác nhau như:

Trường hợp: viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết

Giai đoạn này chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân, nhóm kháng sinh B Lactam là nhóm thuốc được ưu chuộng nhất vì công dụng điều trị đạt hiệu quả cao. Kèm theo kháng sinh là cần kết hợp với một số loại thuốc giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, chống phù nề.

Trường hợp 2: Viêm tai giữa có mủ

Trường hợp này việc điều trị ngoài việc dùng các loại thuốc điều trị toàn thân như đã kể ở trên thì còn phải thực hiện tiểu phẫu trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ ra ngoài, tuy nhiên cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên gia có tay nghề cao.


Trường hợp 3: Giai đoạn nặng, dịch ứ mủ xuất hiện nhiều

Với trường hợp mủ xuất hiện nhiều sẽ gây phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ gây thủng màng nhỉ. Trường hợp cần điều trị ngay bằng các loại thuốc giảm đau như otipax, thuốc chống viêm, phù nề trường hợp nặng có thể sử dụng tới phương pháp phẫu thuật trị bệnh.

Các loại thuốc nhỏ tai thường dùng trị viêm tai giữa như:

  • Thuốc nhỏ tai có kháng sinh đơn thuần: ciplox, otofa…
  • Thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa
  • Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax…
  • Thuốc rửa tai: ôxy già…tuy nhiên việc dùng thuốc oxy già có thể gây nên những chấn thương đáng tiếc vì vậy cần sử dụng đúng hàm lượng như bác sĩ đã chỉ định.

Lưu ý: các loại thuốc trên có thể gây ra những tác dụng phụ khá nghiêm trọng vì vậy mà trong quá trình điều trị cần tuân thủ các ý kiến của bác sĩ để bệnh được khắc phục điều trị hiệu quả tốt nhất.

Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ


  • Để phòng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh. 
  • Với trẻ sơ sinh, phải vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa.
  • Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa. 
  • Với những trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan,… cần cho trẻ đi khám để điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh. 
  • Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ mắc bệnh này cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng để phòng tái phát.

Chúc bé mau khỏe!

Related Posts:

0 Response to "Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ an toàn tại nhà"

Đăng nhận xét