Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi nên ăn gì?

Hầu hết trẻ bị nhiệt miệng lưỡi đều cảm thấy vô cùng khó chịu hay quấy khóc. Việc miệng bé đang bị tổn thương gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé vì bé sẽ cảm thấy biếng ăn. Điều này là nỗi băn khoăn của các ông bố bà mẹ không biết cho con ăn/uống gì? Hãy cùng http://bekhoemevui365.blogspot.com tìm hiểu chế độ dinh dưỡng này nhé!

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng không có một cơ chế lây nhiễm rõ ràng nào cả. Vì thế, có thể có những nguyên nhân dẫn đến nhiệt mà mẹ không hề ngờ tới đâu nhé. 


  • Trẻ đang căng thẳng, mệt mỏi vì một điều gì đó.
  • Đối với các bé đã mọc răng thì trẻ bị nhiệt miệng có thể là do bé đã vô tình cắn phải vùng thịt của má trong, dẫn đến bị nhiễm trùng và lở loét.
  • Việc mẹ ăn nhiều đồ nóng ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng khiến bé bị nóng trong người khi bú sữa mẹ vào, và có thể dẫn đến hậu quả là trẻ bị nhiệt miệng.
  • Đối với các bé đã ăn dặm thì trẻ bị nhiệt miệng có thể là do mẹ đã cho bé ăn phải thực phẩm gây nhiệt nóng quá nhiều.
  • Trẻ bị nhiệt miệng do thiếu chất. Khi cơ thể bé thiếu sắt, kẽm, folic hay các vitamin nhóm B thì khả năng bị viêm loét là khá cao, trong đó bao gồm cả bị lở miệng.
  • Bệnh tay- chân- miệng cũng là một nguyên nhân dễ gây ra nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.


Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi nên ăn/uống gì?

Nước lọc: Uống nhiều nước luôn là biện pháp tốt nhất để thanh lọc cơ thể, cũng như để giúp trẻ bị nhiệt miệng mau lành hơn. Tuy có thể sẽ hơi khó đối với trẻ còn quá nhỏ khi mẹ cho bé uống nước, nhưng mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn hơn trong việc bổ sung nước lọc cho bé với lượng thích hợp, để có thể giúp con mau lành bệnh nhé.

Cà chua: Đây là loại quả có tác dụng chống viêm và giảm đau khá tốt vì nó có chứa carotenoid và bioflavonoid là 2 chất “trị” viêm cực cao. Vì vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ hãy cho con uống nước cà chua ép hoặc nấu canh chua cho bé ăn để giúp con mau lành nhiệt miệng, cũng như giảm thiểu tối đa việc vết lở trong miệng bé trở nên viêm loét nặng hơn.


Rau diếp cá và rau má: Đây là 2 loại rau cực mát cũng như có tác dụng giải độc khá hiệu quả cho cơ thể. Do đó, mẹ có thể nấu nước từ chúng, hoặc sử dụng như nguyên liệu để nấu canh cho con ăn cũng được. Chắc chắn cơ thể bé sẽ được thanh lọc độc tố tốt hơn và sẽ mau lành nhiệt miệng hơn đấy các mẹ.

Rau ngót và rau mồng tơi: Đây là 2 loại rau vô cùng quen thuộc và có lẽ mẹ cũng thường hay nấu canh từ chúng đúng không nào? Vậy thì khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ cũng hãy tiếp tục phát huy điều này nhé. Bởi vì rau ngót và rau mồng tơi là những loại rau rất lành tính và giải nhiệt cho cơ thể khá tốt. Nếu bé đang bị nhiệt miệng mà thường xuyên được ăn canh rau ngót hay mồng tơi ngọt mát của mẹ nấu, thì chắc chắn sẽ nhanh khỏi đấy.

Bên cạnh việc cho bé ăn/ uống những thực phẩm giải nhiệt và làm mát, mẹ cũng nên tránh việc cho con ăn đồ cay nóng, khó tiêu và nhiều dầu mỡ khi trẻ bị nhiệt miệng, để tránh tình trạng vết lở bị viêm loét nặng hơn gây đau rát cho bé nhé.

Trẻ bị nhiệt miệng và việc ăn uống không đúng cách chẳng những khiến bé không hấp thụ được dinh dưỡng vào người, mà đó còn là điều kiện để các chất có hại gây nhiệt nóng cho cơ thể của bé khiến bé bị nhiệt miệng thường xuyên hơn. Vì vậy, việc bổ sung men vi sinh cho bé là vô cùng quan trọng. Chính những enzim có lợi trong men vi sinh sẽ giúp hệ đường ruột chưa hoàn thiện của bé trở nên tốt hơn và hấp thụ thức ăn tốt nhất.


Phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ

Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất khiến cơ thể bé hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết mà trẻ bị nhiệt miệng lưỡi còn thiếu.. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….

Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.


Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bé đã 2 tuổi mà chưa biết súc miệng, mẹ có thể chải răng, lưỡi của bé với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%). Mẹ nhớ chọn loại bàn chải lông mềm để tránh tổn thương miệng con.Đối với việc phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ thì biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.

Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.

Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng. Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.

Chúc các bé mau khỏe!

Related Posts:

0 Response to "Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi nên ăn gì?"

Đăng nhận xét