Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút tốt nhất

Hiện nay,  nhiều mẹ vì quá bận rộn nên không có thời gian cho con bú, khiến tuyến sữa căng lên gây đau và khó chịu ở vùng ngực. Vậy làm cách nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn trong khi mẹ vẫn không phải lãng phí sữa khi không cho con bú? Cách tốt nhất là vắt sữa và bảo quản sữa mẹ tại nhà cho trẻ uống. Bé Khỏe Mẹ Vui sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất tại nhà.


Thời gian và nhiệt độ chuẩn bảo quản sữa mẹ

  • Sữa để ngoài nhiệt độ phòng trên 26 độ C: để tối đa 1 tiếng
  • Sữa để trong phòng máy lạnh,nhiệt độ dưới 26 độ C: Tối đa 6 tiếng
  • Sữa để trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 tiếng
  • Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh 1 cửa): tối đa 2 tuần
  • Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 4 tháng
  • Tủ đông lạnh chuyên dụng: tối đa 6 tháng

Sữa mẹ khác với sữa bột ở chỗ có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không mất đi giá trị dinh dưỡng. Sữa mẹ đông lạnh và đông đá vẫn đầy đủ chất và các đặc tính vi sinh và vẫn tốt cho bé hơn là sữa công thức nếu được thực hiện đúng cách.

Rã đông sữa sau khi bảo quản đông lạnh


Cách tốt nhất để rã đông sữa là đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi thời gian khoảng 12 giờ hoặc hơn. 

Không nên rã đông ở nhiệt độ phòng vì nhiệt độ này vi khuẩn phát triển nhanh, sẽ làm giảm chất lượng sữa cũng như an toàn sức khỏe cho bé. Sữa đã rã đông có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ.


Lưu ý : Sữa sau khi rã đông không nên làm đông lại.


Hâm sữa sau bảo quản khi cho bé ăn



Sau khi bảo quản sữa mẹ trong tủ, các mẹ có thể hâm sữa cho bé bằng cách chuẩn bị nước ấm, sau đó cho bình sữa vào nước ấm để hâm sữa cho bé, tuy nhiên các mẹ cần phải kiểm tra lại nhiệt độ sữa trước khi cho bé sử dụng bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay để kiểm tra.


Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng máy hâm sữa để hâm sữa cho bé, hiện nay có rất nhiều loại máy hâm sữa khác nhau với nhiều chức năng. Các mẹ nên tham khảo để chọn cho mình sản phẩm phù hợp.


Sử dụng bình trữ sữa để bảo quản sữa mẹ


Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa và bảo quản sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.


Nếu muốn sử dụng túi đựng sữa, cha mẹ nên lưu ý:

  • Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào hai bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.
  • Thứ hai, sữa được đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm thiểu những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được. Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy).

Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

  • Sữa mẹ bị phân tách lớp thì không sao nhưng nếu sữa bị vón cục thì là không tốt.
  • Sữa có mùi như xà phòng hoặc kim loại thì là bình thường nhưng nếu có mùi chua thì là đã hỏng.
  • Bạn nếm thử sữa, có vị chua và cảm giác rất khó uống thì tức là hỏng.

Related Posts:

0 Response to "Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút tốt nhất"

Đăng nhận xét