Đến tháng thứ 6 là giai đoạn các bé cần ăn dặm để đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Rất nhiều bà mẹ vẫn còn băn khoăn không biết cho bé ăn dặm lần đầu tiên như thế nào? Hiểu được điều đó Bé Khỏe Mẹ Vui đã tìm hiểu giúp bạn những thông tin vô cùng hữu ích nhé!
Dấu hiệu bé muốn ăn dặm
- Miệng nhai chóp chép như người lớn
- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
- Hay thức dậy nửa đêm và đòi bú thêm trước khi ngủ.
Xem thêm: MẸ TẬP CHO BÉ ĂN DẶM DỄ DÀNG NHẤT
Chuẩn bị gì cho bé ăn dặm lần đầu tiên
- Một chiếc bàn ăn phù hợp với bé nếu bé có thể ngồi vững.
- Bộ dụng cụ để trẻ tập ăn dặm như bát, đĩa nhiều ngăn, muỗng, cốc nước, thìa nước… các vật dụng nên làm bằng chất liệu nhựa tốt để tránh gây tổn thương miệng bé trong quá trình ăn.
- Khăn vải hoặc khăn ướt để lau miệng cho bé trong quá trình ăn và sau khi ăn xong.
- Ngoài những chuẩn bị dụng cụ trên, mẹ cũng cần chuẩn bị tinh thần bởi bé có thể vừa ăn vừa phun thức ăn hoặc không chịu ăn, đây là điều hết sức bình thường khi bé ăn dặm.
- Mẹ cần phải kiên trì và tập cho bé quen dần với việc này. Nếu bé không chịu ăn nghĩa là bé chưa thích mùi vị thức ăn đó, mẹ không nên ép bé ăn.
- Bữa ăn tiếp theo, mẹ hãy chế biến món ăn khác, khoảng 3 ngày sau, mẹ có thể tiếp tục cho bé làm quen với mùi vị thức ăn mà bé từng không thích.
Thực tế, một số mẹ đã loại bỏ thức ăn bé không thích khi cho trẻ ăn dặm như cà rốt, khoai tây chẳng hạn, với lý do hết sức đơn giản bởi bé đã từng không chịu hợp tác với mùi vị đó ở bữa ăn trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm hiện tại bé có thể không thích mùi vị đó, nhưng khoảng vài ngày sau mẹ cho bé thử lại, bé có thể sẽ hợp tác và ăn ngon lành. Vì vậy, mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ thực phẩm giàu dinh dưỡng nào dù lần đầu bé chưa chịu hợp tác nhiều.
Nguyên tắc ăn dặm lần đầu tiên cho bé
Thời gian ăn: Để bé hợp tác với việc ăn dặm tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn dặm ngay sau khi bé vừa ngủ dậy. Sau một đêm, lượng sữa còn lại trong cơ thể bé đã được tiêu hóa gần hết, bé chắc chắn sẽ đói và háu ăn vào sáng sớm. Mẹ nên chờ bé tỉnh ngủ và chuẩn bị đầy đủ thực đơn, tư thế, tinh thần để cho bé ăn dặm.
Thực đơn ăn dặm: Khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn bột loãng để bé làm quen dần với thực đơn ăn dặm. Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn bột đặc vào lần đầu tiên vì bé chưa quen và có thể bị sặc thức ăn dẫn tới nguy cơ tắc đường thở rất cao. Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể tập cho bé ăn bột đặc và ăn cháo từ tháng thứ 8.
Lượng thức ăn: Trong lần đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé nếm thử 5ml bột ăn dặm (khoảng 2 -3 thìa café). Mẹ tiếp tục cho bé ăn khoảng 3 ngày với lượng thức ăn trên. Khi nhận thấy bé hợp tác và muốn ăn thêm nhiều hơn, mẹ tăng từ từ cho bé lên 10ml – 20ml – 40ml – 60ml bột/bữa tùy theo khả năng ăn của bé.
Nên ăn gì vào lần đầu tiên ăn dặm?
Bột gạo
Nguyên liệu:
- Bột gạo xay nhuyễn
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Cách làm: Mẹ nấu bột chín nhuyễn, đặc. Sau đó, đổ ra bát và hòa thêm chút sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé thưởng thức. Lưu ý, lần đầu cho bé ăn dặm bột nên loãng để bé dễ ăn.
Bột rau củ
Nguyên liệu:
- Các loại củ như cà rốt/khoai tây/bí đỏ/khoai lang
- Sữa công thức
Cách làm: Mẹ luộc củ chín, rây hoặc xay thật mịn. Sau đó tán, khuấy đều củ với sữa công thức đã pha sẵn và cho bé ăn. Thế là đã có món ngon cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên rồi!
Chúc các mẹ thành công!
Chúc các mẹ thành công!
0 Response to "Cách cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên như thế nào?"
Đăng nhận xét