Bé lười ăn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân hoặc không tăng cân. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu nhất. Vậy các mẹ phải làm gì để giúp bé cải thiện thói quen xấu này? Những cách khắc phục bé lười ăn hiệu quả dưới đây sẽ hỗ trợ các mẹ tốt nhất!
Không chú ý giai đoạn ăn dặm
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm. không chỉ như cầu dinh dưỡng của bé tăng lên mà còn là lúc bé tập luyện để phát triển "vị giác" và khả năng nhai. Nếu các mẹ vô tâm trong giai đoạn này sẽ khiến khả năng nhai phát triển chậm. Sau này, bé sẽ chỉ quen với việc tiếp xúc đồ ăn "lỏng" mà từ chối các thực phẩm cần nhai : cơm, rau, củ, quả . . . Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể bé.
- Ngoài 4 tháng tuổi, bạn cần dần dần cho trẻ ăn những thức ăn bên ngoài, theo nguyên tắc từ ít đến nhiều để bé có thể tập dần làm quen với việc thức ăn từ lỏng thành đặc, từ mềm đến cứng, từ nhỏ đến to, từ một loại đến nhiều loại.
- Từ 6 - 8 tháng tuổi là lúc bé học nhai và khả năng nhai nuốt thức ăn. Ở giai đoạn này, bạn cần bổ sung vào thực đơn của bé những thực phẩm có độ cứng vừa phải như: bánh mỳ, bánh quy,...
Cho trẻ ăn vặt tùy ý
Khi bắt đầu biết ăn, những loại bánh, kẹo hay đồ ngọt rất dễ hấp dẫn bé. Và các bậc phụ huynh thì luôn nuông chiều con mình và cho chúng ăn những gì chúng thích. Chính vì vậy, những thứ đồ ăn này khiến bé " lửng dạ" và tình trạng bé lười ăn chắc chắn sẽ xảy ra.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt tối đa vì nó ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác thèm ăn bé.
- Chọn những đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với độ tuổi của bé như: lương khô, hoa quả khô, mứt trái cây, sữa chua,...
- Tập thời gian biểu cho bữa phụ cũng như bữa chính để tạo thói quen cho dạ dày của bé. Lưu ý trước khi ăn cơm và trước khi đi ngủ không nên cho bé ăn vặt.
- Đối với những trẻ không thích ăn cơm thì càng phải kiểm soát các bữa ăn phụ của bé. Hãy để đồ ăn vặt khuất khỏi tầm nhìn của bé khiến bé không thể nhớ đến những món ăn vặt khoái khẩu.
Ăn tốt nhưng ít vận động
Qua tham khảo, bạn biết chế độ ăn của bé rất hợp lý, rất ngon miệng nhưng không hiểu sao càng ngày bé càng lười ăn. Các mẹ đã quên mất một điều rằng: các bữa ăn trước đó của bé chưa được tiêu hóa hết thì làm sao có thể hấp thu tiếp được. Các mẹ cần khuyến khích các bé nhà mình vận động để hấp thu các dưỡng chất từ bữa ăn tiếp theo.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Bạn nên cho bé thường xuyên ra ngoài vận động: chạy nhảy. tắm nắng rất tốt cho sức khỏe của bé.
- Bên cạnh đó cũng sẽ đốt cháy năng lượng khiến cơ thể bé đòi nạp thêm mà tình trạng bé lười ăn sẽ biến mất.
Giờ ăn tùy hứng
Rất nhiều các mẹ nghĩ rằng các con đói lúc nào thì cho ăn lúc bấy giờ. Tuy nhiên điều này sau một thời gian dài sẽ khiến trẻ mắc chứng rối loạn khả năng hấp thụ của trẻ. Khi đó, bạn có cho bé ăn bao nhiêu cũng không thể khiến cơ thể bé hấp thụ được nữa.
Một số bà mẹ vì quá bận đến bản thân còn không ăn uống đúng giờ nên đương nhiên bé nhà bạn sẽ lười ăn theo sự tùy hứng đấy.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Các mẹ hãy bắt đầu từ bản thân mình, hãy cố gắng thực hiện thói quen ăn ngày 3 bữa vào một giờ xác định. Trước bữa ăn từ 5 -10 phút nên nhắc bé chuẩn bị đến giờ ăn.
- Nếu trẻ khoảng 5 - 6 tuổi, hãy cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn của bạn. Hãy để bé làm những công việc đơn giản như nhặt rau, đập trứng, ... Chắc chắn bé sẽ cảm thấy thích thú khi được tham gia những công việc này. Trong thời gian chuẩn bị bữa ăn, bé sẽ có một quá trình chuẩn bị tâm lý, dịch vị được tiết ra, tình trạng bé lười ăn sẽ biến mất thay vào đó bé ăn rất "vào".
0 Response to "Nguyên nhân và cách khắc phục bé lười ăn"
Đăng nhận xét