Ở giai đoạn này, các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành, nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay nên cánh tay bé đã có thể cử động được và có gập duỗi. Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng đang dần thay đổi bằng việc hình thành chóp mũi và môi trên, lớp da trên mí mắt được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt. Lúc này hệ tiêu hoá của bé đang dần hoàn thiện hơn, máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần lễ thứ 8 |
Trong tuần lễ này, phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé đã xuất hiện, dù chưa rõ ràng để có thể xác định là nam hay nữ.
Sự thay đổi trong cơ thể Mẹ:
Các hiện tượng như mất kinh, nôn, buồn nôn, mệt mỏi,uể oải, quần áo bỗng trở nên chật chội hơn do tử cung ngày càng phát triển lớn. Mẹ nên thử thai tại nhà trước sau đó đến kiểm tra tại bệnh viện để xác định tình trạng thai nghén của mình. Nếu tiền sử tình trạng thai nghén của Mẹ có nhiều rủi ro như : đã từng xảy thai nhiều lần, hay đang mang thai ngoài 35 tuổi hoặc gặp nhiều vấn đề trong những lần mang thai trước ( đau bụng, ra máu…), thì Mẹ sẽ phải khám thai một cách thường xuyên và gặp Bác sĩ nhiều hơn các thai phụ khác trong suốt quá trình mang thai liên tục cho đến lúc sinh để có những lời khuyên và chỉ dẫn tốt nhất để đảm bảo tình trạng sức khỏe và bảo vệ an toàn cho thai nhi.
Bổ sung Vitamin cho bà bầu, đặt biệt là Axit Folic, kẽm, đạm, Can-xi và Sắt là những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Bổ sung Axitfolic là một điều rất quan trọng bởi bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết của hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh và những yếu tố bất lợi được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ.
Trên đây là những chia sẻ của bé khỏe mẹ vui về sự phát triển của thai nhi theo từng giai đợn, các mẹ hãy chú ý theo dõi để biết quá trình phát triển của bé như thế nào nhé!
0 Response to " Sự phát triển của thai nhi ở tuần lễ thứ 8"
Đăng nhận xét