Mang thai lần đầu cần biết

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai được các bác sĩ phổ biến cụ thể và được tuyên truyền rộng rãi trên thong tin đại chúng. Hãy cùng bé khỏe mẹ vui giúp các mẹ bầu chú ý nhiều hơn đến lịch tiêm phòng và những xét nghiệm cần làm để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé!

Tiêm phòng trước và trong quá trình mang thai
1. Tiêm phòng trước khi mang thai

- Rubella: Tiêm trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Nếu trường hợp mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối có thể sẽ gây sảy thai, sinh non hoặc thai nhi dị tật bẩm sinh. Lưu ý: Bác sỹ khuyến cáo khi tiêm rubella tối thiểu phải sau 3 tháng mới được mang thai nếu k sẽ xảy ra các trường hợp dị tật thai nhi, sinh non hay sảy thai…

Tiêm phòng trước khi mang thai
- Viêm gan B: Tiêm trước hoặc trong khi mang thai đều được. Khi mẹ đã mắc bệnh này có thể lây sang con và bện dễ chuyển thành ung thư gan.Vì vậy nên thường xuyên đi thăm khám định kì để nắm được tình hình sức khỏe của mình, phòng và điều trị kịp thời những trường hợp không mong muốn xảy ra

- Thủy đậu: Tiêm trước khi mang thai muộn nhất là 2 tháng. Số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay chiếm khoảng 2%. Khi mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang cơ thể bé trong quá trình sinh nở.

- Cúm: Mẹ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Nếu trong 3 tháng đầu mẹ mắc cúm có thể sẽ khiến con bị dị tật.

2. Tiêm phòng trong khi mang thai

- Uốn ván: Nên tiêm mũi đầu tiên từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26 và mũi 2 vào tuần 30 để phòng tình trạng sinh non. Mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.


Tiêm phòng trong khi mang thai

- Cúm: Nếu chưa kịp tiêm phòng cúm trước khi mang thai thì mẹ bầu vẫn có thể tiêm phòng cúm trong thai kỳ vì Văcxin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu. Khi mang thai, nếu gặp tình trạng cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là khi mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ.

3. Các xét nghiệm cần làm trong 3 tháng đầu

§ Test thử hCG trong nước tiểu: Nên đợi trễ kinh hơn 1 tuần và thử nước tiểu vào buổi sáng sớm vừa khi vừa thức dậy. Nếu kết quả âm tính thì nên thử lại vào 1 tuần sau, nếu vẫn âm tính thì nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm khác để có kết quả chính xác hơn.

§ Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu và thường quy trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra cần tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm đường huyết và xét nghiệm phát hiện sớm các bệnh lây nhiễm như: rubella, viêm gan siêu vi B, giang mai, HIV để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Các xét nghiệm cần làm trong 3 tháng đầu
Đặc biệt, theo các chuyên gia thì nên siêu âm khi trễ kinh 2 tuần để xác định thai đang ở trong hay ngoài tử cung, số lượng thai, xác định tuổi thai để ghi nhận ngày dự sinh, tìm những bất thường của 2 buồng trứng và tử cung nếu có.

Từ 11,5 tuần đến hết 13,5 tuần cần kết hợp siêu âm đo khoảng sáng sau gáy với xét nghiệm sinh hóa máu của mẹ bầu để tính nguy cơ thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể cao hay thấp. Từ đó sẽ quyết định có cần làm thêm xét nghiệm nước ối hay không. Những xét nghiệm và kiểm tra trên có ý nghĩa quan trọng quyết định trong việc phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.


4. Những việc cần làm trong 3 tháng đầu

§ Bổ sung vitamin cho bà bầu: viên sắt, bổ sung thêm vitamin B6, acid folic

§ Ăn nhẹ vào buổi sáng, chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày với lượng ít

§ Cần ăn thêm kẹo bánh, ô mai, đồ ăn vặt… có gừng hoặc trà gừng để chống nôn ói, mệt mỏi

§ Uống nhiều nước ấm mỗi ngày( ít nhất từ 2-3 lít/ngày)

§ Tập thể dục mỗi ngày bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, ngồi thiền, tập yoga… ít nhất 30 phút mỗi ngày.


>>>Những dấu hiệu nguy hiểm trong giai đoạn thai kỳ mẹ cần biết
>>>Một số loại hạt bổ dưỡng mẹ ăn, con thông minh

Related Posts:

1 Response to "Mang thai lần đầu cần biết"