Chắc hẳn
mỗi ngày mẹ có rất nhiều câu hỏi, những thắc mắc như qua từng tháng thai nhi
phát triển ra sao, chế độ sinh hoạt của mẹ bầu như thế nào là hợp lý, chế độ dinh
dưỡng cuả mẹ như thế nào để có thai kỳ khoẻ mạnh… Bài viết dưới đây bé khỏe mẹ vui sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi trên. Mẹ tham khảo ngay nhé!
Quãng đường 9 tháng 10 ngày của mẹ và thai nhi |
Tháng thứ nhất: Lúc này, dường như mẹ
chưa phát hiện được điều gì về sự thay đổi trong cơ thể vì có rất ít dấu hiệu
khác lạ xảy ra với mẹ. Đến tuần thứ 3, thứ 4 mẹ mới nhận ra sự thay đổi trong
cơ thể và sự hiện diện của một thiên than bé nhỏ đang nằm trong bụng mình.
Tháng thứ 2: Phôi thai lúc này đã được hình thành là một khối lớn các tế
bào, một hình dạng khác biệt. Các cơ quan như mí mắt, đôi tai, tay, chân… và
một số bộ phận khác cũng đã bắt đầu được hình thành và dài ra. Lúc này bé yêu
trong bụng mẹ chỉ dài khoảng 1,5cm bằng một quả nho.
Tháng thứ 3: Ở thời điểm này, hầu như tất cả các cơ quan của bé đặc biệt
là nội tạng đã hình thành đầy đủ và bắt đầu đi vào hoạt động một cách nhịp
nhàng. Não bộ của bé phát triển với tốc độ rất nhanh, mỗi phút có khoảng
250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra. Ở tuần thứ 11 và 12 khuôn mặt bé sẽ dần được hoàn thiện. Đến
tuần 12 của thai kỳ bé yêu dài khoảng 5 cm và bắt đầu biết cử động.
Tháng thứ 4: Ở giai đoạn này, mắt bé đã có thể chớp, tim cùng với các mạch
máu đã định hình hoàn toàn. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân. Lúc
này, thai nhi dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram.
Thai nhi phát triển theo từng tuần |
Tháng thứ 5: Ở tháng này. trái tim của bé đã hoàn thiện dần và có những nhịp
đập nhanh hơn. Tai cũng thính hơn nhanh nhạy hơn, và bắt đầu biết cảm thụ âm
nhạc, kể truyện hay đọc thơ... Lúc này thai nhi nặng gần 300gr và dài hơn 15cm.
Tháng thứ 6: Thai nhi giờ đây đã biết phản hồi với các thanh âm, tác động
bên ngoài bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Lúc này bé yêu đã nặng hơn 600 gram
và mẹ thể cảm nhận được khi bé nấc.
Tháng thứ 7: Lúc này bé yêu thay đổi vị trí thường xuyên và nặng khoảng
hơn 1kg. Vào tuần thai thứ 28, rất dễ xảy ra nguy cơ sinh non nên mẹ cần cực kỳ
cẩn thận với chế độ dinh dưỡng, bổ sung một số vitamin cần thiết như: canxi tự nhiên, men vi sinh, vitamin
tổng hợp cho bà bầu…
Tháng thứ 8: Ở tuần thứ 32 da của em bé đã căng hơn và ít có nếp nhăn hơn
do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Lúc này em bé đã nặng gần 2
kg, mẹ có thể bắt đầu nhận thấy “sữa non”.
Tháng thứ 9: Ở giai đoạn này trung bình mỗi bé dài khoảng 47 cm và nặng khoảng
2,7 ký. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở
vị trí xương chậu để sẵn sàng chào đời và sống độc lập với cơ thể mẹ khi đã qua
tuần thứ 37.
Chúc mẹ và bé khỏe,
vui.
0 Response to "Quãng đường 9 tháng 10 ngày của mẹ và thai nhi"
Đăng nhận xét